messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

Các Loại Sâu Bệnh Hại Nhãn Thường Gặp Và Cách Phòng Trừ

Việc phòng trừ sâu bệnh hại nhãn là một vấn đề rất quan trọng để đảm bảo năng suất cho loại cây ăn quả này. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé

Nhãn là một loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và ôn đới được trồng nhiều ở nước ta trong những năm gần đây, do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, việc phòng trừ sâu bệnh hại nhãn là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng cho loại cây ăn quả này. 

1. Có những loại sâu bệnh hại nhãn thường gặp nào?

Thông thường, người nông dân sẽ gặp một số loại sâu bệnh hay gây hại cho cây nhãn như:

1.1. Rệp sáp

Đây là loại sâu bệnh hại nhãn rất dễ nhận biết. Rệp sáp có hình oval, màu trắng với một lớp bột sáp phủ trên cơ thể. Người nông dân quan sát các chùm quả hoặc cành thấp, nếu thấy xuất hiện các đốm trắng trên các cành quả hoặc cuống, thậm chí có thể xuất hiện bồ hóng màu đen, tức là nhãn đã bị rệp sáp tấn công.

Rệp sáp thường tập trung thành đàn và gây hại bằng cách chích hút nhựa quả, cành nhãn. Chúng cũng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại, làm giảm vị ngọt của quả. Từ đó, làm bớt giá trị thẩm mỹ khiến quả nhãn bị giảm hẳn giá trị thương phẩm, khó tiêu thụ hơn.

sâu bệnh hại nhãn

Rệp sáp hại nhãn

1.2. Bọ xít

Cùng với rệp sáp thì bọ xít cũng là đối tượng sâu thường gây bệnh hại cho cây nhãn cực kỳ phổ biến. Bọ xít trưởng thành đẻ trứng thành từng cụm màu trắng. Sau đó chuyển dần sang xanh. Bọ xít non nở ra có hình dáng giống con trưởng thành nhưng không có cánh, màu nâu và 2 bên rìa bụng, gần cuối lưng có 7 chấm đen xen lẫn đỏ.

Chúng tấn công bằng cách chích hút nhựa ở cuống chùm hoa, quả non, khiến hoa và quả bị rụng rất nhiều. Quả lớn bị bọ xít tấn công sẽ tạo thành các đám màu nâu hoặc đen, cứng lại, khó có thể phát triển lớn hơn.

sâu bệnh hại nhãn

Bọ xít gây hại cho cây nhãn

1.3. Sâu đục

Sâu đục cũng là một trong những loại sâu bệnh hại nhãn rất hay gặp. Khi người nông dân quan sát thấy trên các chùm nhãn có các hạt phân nhỏ li ti gần cuống trái thì có nghĩa là cây đang bị sâu đục trái tấn công. 

Sâu non có kích thước rất nhỏ, màu trắng đục, đầu nâu nhạt. Còn sâu trưởng thành chính là bướm hoạt động vào ban đêm, kích thước nhỏ, thân màu nâu tối. Thường đẻ trứng ở gần cuống trên vỏ trái. 

Trái nhãn khi còn non thì sẽ bị hại, đục cả phần hạt và thải phân qua các lỗ gần cuống trái. Từ đó, khiến cho quả dễ bị rụng và làm giảm năng suất khi thu hoạch, mùa vụ kém.

1.4. Rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh là đối tượng gây hại cây nhãn mạnh nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4 - 6 dương lịch. Đối tượng này thường gây hại trên lá và chồi nhãn tạo ra các nốt sần trên phiến lá. Các lá bị rầy gây hại nặng sẽ bị uốn cong và có thể chuyển sang màu vàng.

Trên các chồi non mà bị rầy tấn công thường kém phát triển. Đặc biệt, phần ngọn sẽ không thể ra bông kết trái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây.

1.5. Xén tóc

Loại sâu bệnh hại nhãn này chủ yếu sẽ đục vỏ, thân cây. Theo quan sát của nhiều người nông dân, xén tóc đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6 và thường gây hại từ vụ Xuân đến vụ Thu. Ban đầu, sâu non gặm vỏ quanh thân cây thành một đường hào. Sau đó, đục vào thân làm cho nhiều cây nhãn to bị chết.

sâu bệnh hại nhãn

Xén tóc cũng là loại sâu bệnh hại nhãn

1.6. Sâu đục gân lá

Sâu đục gân lá là loại sâu bệnh hại nhãn, vải phổ biến, thường gặp ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bướm cái của sâu đục thường đẻ trứng trên các cành, lá nhãn non. Sâu nở ra, phá bằng cách đục vào gân chính của lá, làm đứt nghẽn mạch nhựa của lá. Lá không phát triển được hoặc bị méo mó.

Triệu chứng lá bị cháy khô đầu trông rất giống lá bị bệnh. Khi ra các đợt lộc, sâu sẽ gây hại nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ lá, làm giảm khả năng ra hoa hoặc trái bị rụng.

Đối với từng loại sâu bệnh hại cây trồng đều có cách xử lý khác nhau nhưng để tiêu diệt chúng nhanh chóng và triệt để thì bạn có thể tham khảo qua các loại máy bay phun thuốc trừ sâu đến từ thương hiệu SunDrone. Tai SunDrone có đa dạng các loại máy bay nông nghiệp được tích hợp công nghệ cao giúp cho bà con nông dân có thể phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu bệnh nhanh chóng.

2. Dấu hiệu nhận biết sâu bệnh trên cây nhãn

Bên cạnh các loại sâu bọ, côn trùng như trên, người nông dân sẽ còn thường gặp một số bệnh phổ biến trên cây nhãn, đó là:

2.1. Bệnh phấn trắng

Hoa nhãn bị bệnh sẽ bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Quả lớn thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả. Sau đó chuyển dần sang màu nâu đen và lan dần ra cả quả.

các bệnh thường gặp ở cây nhãn

Bệnh phấn trắng trên cây nhãn

2.2. Bệnh cháy lá

Dấu hiệu ban đầu của bệnh cháy lá - gây ra bởi sâu bệnh hại nhãn (nấm Pestalotia paraguariensis), đó chính là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen. Sau vết bệnh lan ra có hình tròn hoặc góc cạnh, thậm chí lan rộng trên phiến lá, tạo thành những mảng cháy màu nâu. 

Trên đó, người nông dân có thể thấy những đường vân màu nâu xám, nhạt. Giữa lá và phần xanh của bệnh có ranh giới rõ rệt. Lâu ngày, vết bệnh sẽ có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá sẽ bị vàng khô và rụng.

2.3. Bệnh thối bông

Bệnh thối bông trên cây nhãn thường phát sinh vào dịp hoa nhãn đang nở rộ. Dấu hiệu nhận biết là trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen. Bệnh khiến cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Đặc biệt, trong điều kiện sương mù hay mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bệnh càng phát triển và gây hại mạnh.

các bệnh thường gặp ở cây nhãn

Bệnh thối bông trên cây nhãn

2.4. Đốm mốc xanh, mốc xám

Đúng như tên gọi, triệu chứng của bệnh đốm mốc xanh, mốc xám trên cây nhãn là trên lá xuất hiện những đốm mốc có màu xanh hoặc màu xám, với kích thước từ 1 - 3mm. Chúng phát triển dày đặc trên mặt lá bên trong, thậm chí có thể thấy lấm tấm các ổ nấm đen.

Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra. Bệnh thường không gây thiệt hại nhiều cho cây nhưng có thể làm cho cây bị suy yếu dần.

Ngoài những loại bệnh trên, cây nhãn còn hay gặp các bệnh khác như bệnh thán thư, bệnh chùn đọt, bệnh đốm bồ hóng…

3. Tác hại của những loại sâu bệnh hại nhãn

Bất kể loại sâu bệnh hại nhãn nào cũng gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Làm cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển kém. Từ đó, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mỹ của mùa vụ, thậm chí không cho thu hoạch quả.
  • Làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng có trong quả nhãn.
  • Làm giảm sức sống và tỉ lệ nảy mầm của cây nhãn con, để lại độc tố trong trái nhãn, gây độc cho người sử dụng.
  • Làm giảm độ đồng đều của mùa nhãn, ảnh hưởng đến hình thái của mùa vụ, khiến người nông dân lao đao.

sâu bệnh hại nhãn

Tác hại của sâu bệnh đối với cây nhãn

4. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây nhãn hiệu quả

Để có thể phòng trừ sâu bệnh hại nhãn hiệu quả, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Vệ sinh vườn, cắt tải cành bên dưới, tạo sự thông thoáng trong vườn. Dùng cây chống đỡ các chùm nhãn thấp, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Tốt nhất, nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối. Tránh bón thừa đạm. Đồng thời, vườn cây cũng nên có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.
  • Trồng cây nhãn với mật độ vừa phải. Tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.
  • Nên bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng trong đất.
  • Nên thu gom và tiêu hủy những trái nhãn bị bệnh sớm, để hạn chế lây lan.
  • Khi bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Curzate-M8 72WP, Aliette 80WP, Mexyl-MZ 70WP, Mataxyl 500WP. (15 - 20g/ 8 lít)... phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Nếu vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ.

*Lưu ý:

Người nông dân cũng nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để quả nhãn được an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khi tồn trữ và vận chuyển nên loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh để tránh lây lan.

sâu bệnh hại nhãn

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại nhãn

5. Nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại nhãn với máy bay nông nghiệp

Hiện nay, việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh hại nhãn đã và đang là một phương pháp được rất nhiều nơi áp dụng. Việc này mang đến hiệu quả rất tốt. 

Cụ thể, sử dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được lượng nhân công. Từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch. 

Đặc biệt, còn giúp bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường. Cụ thể, khi phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái, người nông dân có thể kiểm soát được liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo nguyên tắc 4 đúng khi dùng thuốc bảo vệ thực vật. Hạn chế được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vậy trên nông sản khi thu hoạch, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính

các bệnh thường gặp ở cây nhãn

Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại nhãn với máy bay nông nghiệp

 

Cách phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây khác:

#Triệu Chứng Sâu Bệnh Hại Cây Ăn Quả Và Cách Phòng Trừ

Biện Pháp Diệt Trừ Sâu Bệnh Hại Cà Chua Hiệu Quả Nhất

Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Cam | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Mía | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Xoài | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

6. 5 dòng máy bay nông nghiệp giúp phòng trừ sâu bệnh hại nhãn

Bạn đang muốn nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại nhãn với máy bay nông nghiệp không người lái nhưng lại băn khoăn không biết nên lựa chọn thiết bị nào cho phù hợp? Đừng lo, dưới đây SunDrone sẽ gợi ý cho các bạn 5 dòng máy bay đang được yêu thích và ưa chuộng nhất hiện nay:

6.1. Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T40

Với thiết kế cải tiến, cánh quạt kép đồng trục mang tính cách mạng trong các dòng máy bay nông nghiệp từ trước đến nay, may bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T40 có tải trọng hệ thống rải đến 50kg và dung tích siêu đỉnh đến 70 lít.

Không những vậy, DJI Agras T40 còn được trang bị cơ chế phun kép với công nghệ ly tâm, hệ thống radar mảng pha chủ động, camera kép, bản đồ thông minh, khảo sát địa hình từ trên không. Những cải tiến này giúp cho việc canh tác trở nên dễ dàng và hiệu quả.

các bệnh thường gặp ở cây nhãn

Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T40

6.2. Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T30

DJI T30 tăng tải trọng tối đa của máy bay phun thuốc lên 30kg và nâng cao hiệu quả bảo vệ thực vật trên đồng ruộng lên một tầm cao mới. Thân máy có khả năng biến đổi hình dạng mang tính cách mạng giúp làm giảm trọng lượng máy bay nông nghiệp. Đồng thời đạt được hiệu quả phun thuốc trừ sâu bệnh hại nhãn một cách vượt trội.

Máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật DJI Agras T30 với nhiều cải tiến đã được thực hiện về tải trọng máy bay, tải trọng bình phun, phạm vi phun, an toàn và điều khiển thông minh.

sâu bệnh hại nhãn

Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T30

6.3. Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T20P

Máy bay không người lái nông nghiệp T20P có trọng lượng nhẹ và có thể gập lại mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Dung tích bình phun là 20L, tải trọng rải là 35L (tương đương 25kg). 

Thiết bị được trang bị hệ thống phun ly tâm kép, hệ thống bản đồ thông minh, radar mảng pha, hệ thống camera kép, tích hợp khả năng lập bản đồ và khảo sát trên không, mang đến giải pháp nông nghiệp chính xác và giảm đáng kể chi phí.

sâu bệnh hại nhãn

Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T20P

SunDrone là đơn vị cung cấp và phân phối những dòng máy bay nông nghiệp uy tín, chuyên nghiệp bậc nhất hiện nay. Vì thế, nếu chưa biết mua thiết bị không người lái ở đâu đảm bảo chất lượng, có mức giá phải chăng, cạnh tranh thì hãy ghé SunDrone nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ chi tiết về các loại sâu bệnh hại nhãn phổ biến thường gặp nhất. Mong rằng từ đó bà con nông dân sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và mới mẻ để trồng trọt năng suất, hiệu quả hơn. Đừng quên, liên hệ với SunDrone để được hỗ trợ chi tiết nếu có nhu cầu mua máy bay không người lái nhé!

  • Hotline: 05 2233 7799
  • Website: https://sundrone.vn
  • Email: contact@sundrone.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Address: Đường số 5, KDC. Miền Nam, Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

TIN TỨC NỔI BẬT

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Bài viết này sẽ giới thiệu những phương pháp phun thuốc trừ sâu cho nho hàng đầu, để bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết khi lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Hiểu rõ và áp dụng đúng các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa gang sẽ không chỉ giảm thiểu tác động của sâu bệnh mà còn bảo vệ môi trường xung quanh.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa leo tiên tiến, từ truyền thống đến hiện đại, giúp bà con chọn được phương pháp phù hợp.