messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

#Triệu Chứng Sâu Bệnh Hại Cây Ăn Quả Và Cách Phòng Trừ

Triệu chứng nhận biết các loại sâu bệnh hại cây ăn quả và cách phòng trừ như thế nào? Bài viết dưới đây SunDrone sẽ gợi ý cho mọi người cùng biết nhé!

Các loại cây ăn quả như bưởi, cam, quýt, chanh, xoài… được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Đây đều là những loại cây mang lại giá trị dinh dưỡng và hiệu quả cao. Thế nhưng, trong quá trình sinh trưởng, cây có thể sẽ gặp các loại bệnh hại cây ăn qu. Vậy triệu chứng nhận biết và cách phòng trừ như thế nào? Bài viết dưới đây SunDrone sẽ gợi ý cho mọi người cùng biết nhé!

1. Các loại sâu bệnh hại cây ăn quả

Thông thường, trên cây ăn quả, người nông dân sẽ thường gặp các loại sâu hại cây ăn quả như:

1.1. Sâu đục quả, ruồi đục quả

Hai đối tượng này có chung đặc điểm là đều gây hại quả, làm cho quả đều bị thối và rụng.

  • Sâu đục quả, trưởng thành là một loài bướm, toàn thân và cánh màu vàng. Nó sẽ tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (bằng ngón tay cái) đến trái lớn. Thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Bởi khi bị sâu hại, quả thường bị thối rất nhanh.
  • Ruồi đục quả, trưởng thành có thân màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong, hình dạng giống nhưng nhỏ hơn ruồi nhà. Loại ruồi này sẽ phá hoại mạnh từ khi quả già đến chín.

1.2. Bọ xít xanh

Bọ xít xanh chính là một trong các loại bệnh hại cây ăn quả, thường gặp nhiều trên cây ăn trái. Chúng thường hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ xít xanh chích hút nhiều thì sẽ bị vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái lớn bị gây hại dễ bị thối rồi rụng.

triệu chứng bệnh hại cây ăn quả

Bọ xít xanh

1.3. Rệp

Loài rệp khá đa dạng về chủng loại như rệp dính, rệp sáp, rệp vảy ốc, rệp mềm… Chúng chủ yếu gây hại bằng cách chích hút dịch trên những lộc non, cành, lá, cuống quả, quả. Nếu bị nhiễm rệp nặng, lá sẽ vàng, rụng, cành bị khô rồi dần chế, quả có nguy cơ bị biến màu, thay đổi hình dạng, phát triển kém và rụng…

1.4. Sâu vẽ bùa

Đây cũng là loài sâu phổ biến nằm trong danh sách các loại bệnh hại cây ăn quả thường gặp. Chúng phá hoại ở mọi thời điểm trong năm, mạnh nhất là giai đoạn từ tháng 2 - 10. Khi cây bị sâu vẽ bùa tấn công, cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và tạo ra môi trường để bệnh loét xâm nhập.

1.5. Rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh cũng được xếp vào danh sách sâu bệnh hại cây ăn quả. Chúng thường phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 với mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi.

sâu bệnh hại cây ăn quả

Rầy chổng cánh

1.6. Nhện đỏ

Nhện đỏ là một loại côn trùng gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Chúng thường ăn mô cây hoặc hút nhựa cây, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa kịp thời thì loài côn trùng này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cây trồng ăn quả.

1.7. Câu cấu

Thường có 2 loại, câu cấu to và câu cấu nhỏ. Đây là loài sâu hại cây ăn quả hay gặp. Chúng gây hại trên rất nhiều cây ăn quả như xoài, nhãn, vải…

Xem thêm: Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Xoài | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

2. Một số loại bệnh cây ăn quả hay gặp phải

Bên cạnh sâu bọ, côn trùng, người nông dân có thể sẽ gặp thêm các loại bệnh hại cây ăn quả khác, có thể kể đến đó là:

2.1. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư trên cây ăn quả do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, chủ yếu gây hại trên lá và quả. Loại bệnh này tăng trưởng và gây hại nhiều trong mùa mưa, vi khuẩn tồn tại trong tàn dư thực vật, có thể lây lan bởi gió. Đối với quả càng nằm khuất trong tán cây sẽ thường bị bệnh tấn công nặng nề hơn.

sâu hại cây ăn quả

Bệnh thán thư

2.2. Bệnh vàng lá thối rễ

Loại bệnh hại cây ăn quả mang tên vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra như nấm Phytophthora, Fusarium solani và tuyến trùng. Tuyến trùng hoặc Phytophthora sẽ tấn công làm rễ bị tổn thương trước. Sau đó, nấm Fusarium solani mới tấn công với tốc độ lan truyền rất nhanh.

2.3. Bệnh thối hoa

Đây cũng là một trong các loại bệnh hại cây ăn quả phổ biến. Bệnh sẽ tấn công chủ yếu là cây nhãn và vải, làm cho các chùm hoa có màu nâu, bị thối khô và có thể làm giảm tới 80 - 100% năng suất.

2.4. Bệnh xì mủ, thối trái

Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora sp phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 - 320 độ C, độ ẩm không khí từ 80 - 95%. Ở nhiệt độ, dưới 100 độ C hay trên 350 độ C, nấm bệnh sẽ không phát triển được.

các loại sâu hại cây ăn quả

Bệnh xì mủ, thối trái

2.5. Bệnh mốc sương

Căn bệnh này hay gặp trên cây nhãn và vải. 

2.6. Bệnh ghẻ nhám

Do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Bệnh thường tấn công trên các chồi non và phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cũng như giá trị thương phẩm của quả.

2.7. Bệnh vàng lá gân xanh

Nhắc đến các loại bệnh hại cây ăn quả, không thể bỏ qua bệnh vàng lá gân xanh. Loại bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây, kết hợp với rầy chổng cánh Diaphorina citri làm tác nhân truyền bệnh là chủ yếu. Ngoài ra, bệnh còn lây lan qua mắt ghép, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm thiệt hại đến sinh trưởng của cây.

các loại sâu bệnh hại cây ăn quả

Bệnh vàng lá gân xanh

3. Triệu chứng cây ăn quả có sâu bệnh

Đối với từng loại bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh hại cây ăn quả khác nhau. Cụ thể:

3.1. Bệnh sẹo

Trường hợp cây ăn quả nhiễm bệnh sẹo sẽ có triệu chứng là trên lá, xuất hiện những chấm nhỏ mất màu, trong mờ, nhô ra ở mặt dưới của lá. Rồi biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, mụn nâu. Lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng hơn, lá sẽ vàng và rụng sớm.

Trên quả, vỏ quả nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng. Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.

3.2. Bệnh vàng lá

Triệu chứng là xuất hiện đốm vàng trên lá, thịt lá biến thành màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Bệnh gây hại khiến cho quả nhỏ, méo mó.

các loại sâu hại cây ăn quả

Bệnh vàng lá

3.3. Bệnh chảy gôm, thối rễ

Triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện ở phần sát gốc, cổ rễ hoặc tại các vết ghép. Nấm xâm nhập vào thân gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ có màu nâu, chảy nhựa, dù lúc đầu có màu vàng, sau đó khô lại có màu nâu trong (gôm).

Một trong các loại bệnh hại cây ăn quả mang tên chảy gôm, thối rễ này có thể phát triển nhanh bao quanh thân xì mủ hoặc trên rễ chính làm rễ bị thối. Trên lá làm cho các lá bị vàng, nhất là gân lá, rồi lá rụng đi, chồi bị xoăn, cành bị khô và chết. Trên quả làm quả bị thối nâu.

3.4. Bệnh thán thư

Trên cánh hoa xuất hiện vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên quả, vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra. Trên vết bệnh có những vòng đồng tâm - những bào tử có nấm màu đen.

Xem thêm: Các Loại Bệnh Trên Cây Sầu Riêng | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

3.5. Bệnh vàng lá gân xanh

Biểu hiện đặc trưng của bệnh vàng lá gân xanh - một trong các loại bệnh gây hại cây ăn quả, đó chính là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh, nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ.

các loại sâu hại cây ăn quả

Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh

3.6. Bệnh loét

Mới đầu, vết bệnh xuất hiện là những chấm nhỏ màu vàng trong, sau lớn dần, phá vỡ biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn có đường kính 0.2 - 0.8cm, màu xám nâu, các mô bị rắn lại có gờ nổi lên. Quanh vết loét có quầng vàng trong, sũng nước.

3.7. Bệnh mốc sương

Biểu hiện là vết bệnh trên quả có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.

3.8. Bệnh đốm đen

Đối với một trong các loại bệnh hại cây ăn quả này, người nông dân cần quan sát kỹ trên lá và quả sẽ có những chấm tròn với kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non. Rồi phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám. Nếu nặng hơn thì nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành mảng lớn.

các loại bệnh hại cây ăn quả

Bệnh đốm đen

4. Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả

Để hạn chế tình trạng sâu bệnh hại cây ăn quả, người nông dân có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:

  • Lựa chọn các giống cây trồng khỏe, có khả năng kháng sâu bệnh. Cũng như chọn các cành ghép có thể chống chịu sâu bệnh tốt. Nên trồng cây ăn quả theo phương pháp thâm canh, nhằm tạo điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Từ đó, nâng cao được khả năng chống chịu sâu bệnh và phòng trừ được các loại bệnh hại cây ăn quả.
  • Mỗi một loài sâu bệnh hại cây đều có một loài thiên địch tự nhiên. Vì thế, người nông dân có thể áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường, phát huy các loài thiên địch, thu hút chúng bằng cách tạo điều kiện cho chúng cư trú.
  • Có thể phun thuốc trừ sâu nhưng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn quả. Chỉ nên phun khi thực sự cần thiết.

các loại bệnh hại cây ăn quả

Phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả

5. Biện pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây ăn quả là phương pháp được nhiều nơi áp dụng hiện nay và cho hiệu quả rất tốt. Cách thức mới này, cải tiến và có vô vàn ưu điểm tuyệt vời.

Máy bay phun thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, tiết kiệm thời gian, nhân công, giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch. Hơn nữ, bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt khi phun thuốc bằng máy bay không người lái để phòng trừ các loại bệnh hại cây ăn quả, người nông dân hoàn toàn có thể kiểm soát được liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế tình trạng tồn dư thuốc, hỗ trợ tiết kiệm tới 90% lượng nước, đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

bệnh hại cây ăn quả

Máy bay phun thuốc DJI Agras T30

SunDrone luôn tự hào là một trong những nhà phân phối chính hãng của DJI, với các dòng máy bay hiện đại như DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T40. Cùng đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sẽ đồng hành với người nông dân trong quá trình vận hành và bảo hành máy.

Trải qua nhiều năm hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của SunDrone luôn được người nông dân ủng hộ và tin tưởng. Những hiệu quả thiết thực mà máy bay mang lại cho nhà nông chính là niềm hạnh phúc của SunDrone.

Phòng trừ các loại bệnh hại cây ăn quả được đánh giá là công tác quan trọng trong việc chăm sóc cây ăn quả, nhằm giúp cây phát triển và cho năng suất cao nhất. Vì thế, trên đây là những thông tin chia sẻ để giúp ích cho người nông dân. Nếu muốn mua máy bay phun thuốc hãy liên hệ với SunDrone để giải đáp và tư vấn hỗ trợ nhiệt tình nhất.

  • Hotline: 05 2233 7799
  • Website: https://sundrone.vn
  • Email: contact@sundrone.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Address: Đường số 5, KDC. Miền Nam, Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

TIN TỨC NỔI BẬT

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Bài viết này sẽ giới thiệu những phương pháp phun thuốc trừ sâu cho nho hàng đầu, để bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết khi lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Hiểu rõ và áp dụng đúng các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa gang sẽ không chỉ giảm thiểu tác động của sâu bệnh mà còn bảo vệ môi trường xung quanh.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa leo tiên tiến, từ truyền thống đến hiện đại, giúp bà con chọn được phương pháp phù hợp.