messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Mận Đơn Giản, Hiệu Quả

Trong quá trình trồng mận, không thể tránh khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh. Vậy có những loại sâu bệnh hại cây mận phổ biến nào, cách phòng trừ ra sao?

Mận là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. Nó không chỉ có độ ngọt, nhiều nước mà phần vỏ còn khá mỏng. Chính vì thế, trong quá trình trồng, không thể tránh khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh. Vậy có những loại sâu bệnh hại cây mận phổ biến nào, cách phòng trừ ra sao? Bài viết dưới đây của SunDrone sẽ giải đáp tường tận và chi tiết vấn đề đó.

1. Các loại sâu bệnh hại cây mận thường gặp

Thông thường, người nông dân sẽ hay gặp một số loại sâu bệnh như:

1.1. Sâu ăn lá

Sâu ăn lá là hiện tượng loại côn trùng có tên khoa học là Diaphania indica. Loài sâu bướm này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, chúng thường đẻ trứng trên lá. Sau đó, sâu non nở ra sẽ trải qua những tuổi nhất định. Ở mỗi lần lột xác sẽ tăng kích thước và gây hại đáng kể cho cây mận.

1.2. Sâu lông

Cùng với sâu ăn lá thì sâu lông cũng chính là một loại sâu bệnh hại cây mận phổ biến mà người nông dân hay gặp. Sâu lông hay còn gọi là sâu róm, có nhiều màu, chủ yếu là màu vàng nhạt, đỏ, đen, nâu. 

Sâu lông ăn lá và chồi non của cây, nhất là lá non và lá bánh tẻ, sâu chỉ chừa lại phần gân lá. Vì có hoạt động ăn khỏe và sinh sản mạnh nên mật số sâu lông tăng lên rất lên. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sâu lông có thể ăn trụi hết lá. Rồi làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng của cây lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

Đặc biệt, mật độ sâu cao, có thể tấn công gây hại trên cả trái, làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. 

1.3. Rệp sáp, rầy mềm

Các loại côn trùng cũng như sâu bệnh hại cây mận này cực kỳ quen thuộc với bà con nông dân. Bởi hầu như cây trồng nào cũng bị chúng phá hoại. Nhất là rệp sáp, chúng thường tấn công các vườn mận. Rệp sáp có hình oval, màu trắng, bám sát trên cành lá. Nó sẽ tấn công mạnh mẽ ở lá bánh tẻ.

Còn rầy mềm có kích thước nhỏ hơn rệp sáp, màu đen hoặc vàng nhạt, hình trái lê. Thông thường, chúng sẽ sống và phá hoại tập trung ở phần non của cây mận.

Rầy mềm

1.4. Ruồi đục trái

Ruồi đục trái, còn có tên gọi khác là dòi đục trái, là loài sâu bệnh thuộc họ ruồi trái cây, bộ Hai cánh. Đây là một trong những loài dịch hại rất quan trọng cho cây mận. Chúng thường tấn công và gây hại khi trái mận vào giai đoạn sắp chín, bằng cách ăn phá bên phần trong của trái, làm cho ruột của quả mận bị thối rữa.

Sau đó, trái sẽ bị rụng hàng loạt. Kết hợp với thời tiết khắc nghiệt trong mùa mưa, trái nào không bị rụng thì cũng không thể sử dụng được vì bị hư thối.

1.5. Sâu đục thân, đục cành

Loại sâu bệnh hại cây mận mang tên sâu đục thân, đục cành chắc chẳng còn xa lạ gì với bà con nông dân. Đúng như tên gọi, loại sâu bệnh này chuyên phá hoại thân cây, cành cây của cây trồng.

Cụ thể, ấu trùng của sâu sẽ đục vào cành, thân làm cho cành bị khô, có thể gãy ngang. Đầu tiên, chúng khoét những đường hang ngoằn ngoèo hoặc đụt sâu vào thân cây, khiến cây suy kiệt dần rồi chết.

Đối với từng loại sâu bệnh hại cây trồng đều có cách xử lý khác nhau nhưng để tiêu diệt chúng nhanh chóng và triệt để thì bạn có thể tham khảo qua các loại máy bay phun thuốc trừ sâu đến từ thương hiệu SunDrone. Tai SunDrone có đa dạng các loại máy bay nông nghiệp được tích hợp công nghệ cao giúp cho bà con nông dân có thể phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu bệnh nhanh chóng.

2. Cách nhận biết sâu bệnh hại cây mận

Để nhận biết được việc bị phá hoại, người nông dân có thể dựa vào một số bệnh trên cây mận như sau:

2.1. Bệnh thối nhũn

Tức là, trên quả thường xuất hiện các chấm màu nhạt hơn và có thể sũng nước. Các vết này sẽ lan rộng và gây thối một đám, làm rụng trái. Bệnh thối nhũn thường tấn công trên các trái mận ở vị trí thấp hoặc các trái ở vị trí cành sum suê.

2.2. Bệnh nấm

Bệnh nấm là bệnh do sâu bệnh hại cây mận gây ra - nấm thường xuất hiện trên lá vào tháng 6. Với đặc điểm nhận dạng là có đốm nâu ở bên ngoài, sau đó lây lan nở trắng một vùng. Những chiếc lá vàng có chứa bào tử nấm rụng dần. Rồi đến quả. Mùa màng không chín.

Bệnh nấm

2.3. Bệnh chảy gôm (nứt thân, xì mủ)

Đây là căn bệnh nguy hiểm, khó trị, do chủng nấm Phytophthora sp. gây ra. Bệnh sẽ làm cho cây mận bị suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc và chết lụi dần nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. 

2.4. Bệnh phấn trắng

Dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất của bệnh phấn trắng là những đốm vàng xuất hiện trên lá và quả. Dần dần những đốm vàng này chuyển sang màu trắng và bao phủ toàn bộ trên lá, thân cây. Nấm Erysiphe sp. cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh phấn trắng

Cũng như đa số loại bệnh dịch khác trên cây mận, khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao thì cũng là khoảng thời gian bệnh phấn trắng xuất hiện, lây lan nhanh chóng. 

Bệnh phấn trắng

3. Thiệt hại do những loại sâu bệnh hại cây mận gây ra

Sâu bệnh hại cây mận gây ra nhiều tác hại khác nhau cho cây trồng. Có thể ảnh hưởng nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp nghiêm trọng đến mức cây chết hoàn toàn.

3.1. Làm cây mận sinh trưởng và phát triển kém

Khi cây mận bị tấn công bởi sâu bệnh hại, chúng sẽ ăn các bộ phận quan trọng của cây như rễ, thân, lá, hoa hoặc quả. Việc ăn mòn này sẽ gây ra các vết thương trên cây, làm giảm khả năng hấp thụ, lưu trữ dinh dưỡng, nước cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Các loài sâu gây ra các vết thương trên cây, làm cho cây trở nên yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm, virus. 

3.2. Giảm sản lượng của cây mận

Tác hại của sâu bệnh hại cây mận tiếp theo chính là làm giảm sản lượng, năng suất. Cụ thể, chúng gây ra thiệt hại trực tiếp đến quả và hoa của cây mận, khiến cây không thể phát triển đầy đủ hoặc bị chết trước khi thu hoạch. Điều này có thể dẫn đến giảm sản lượng và giá trị của cây trồng.

Giảm sản lượng của cây mận

3.3. Giảm chất lượng nông sản

Không những vậy, sâu bệnh hại còn làm giảm chất lượng của trái mận. Khi cây mận bị tấn công bởi sâu bệnh hại, chúng sẽ bị tổn thương và có thể bị nhiễm bệnh. Từ đó, có thể không đơm hoa, kết trái. Hoặc nếu có trái thì cũng bị suy giảm chất lượng như hư thối, không ngọt… 

3.4. Làm lây lan dịch bệnh

Sâu bệnh hại cây mận còn có thể gây lây lan từ cây mận này sang cây mận khác, từ khu vực này sang diện tích bên cạnh. Khi sâu bệnh hại di chuyển như vậy, nó sẽ mang theo các tác nhân gây bệnh, ví dụ như virus, vi khuẩn hoặc nấm… Điều này có thể gây ra sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng trong nông trại hoặc vùng sản xuất.

3.5. Gây ra tổn thất kinh tế

Sâu bệnh không chỉ gây thiệt hại đến sức khỏe và sản lượng của cây mận mà còn gây ra tổn thất kinh tế đáng kể cho người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

Đầu tiên, việc kiểm soát và xử lý sâu bệnh hại có thể đòi hỏi người nông dân phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và phân bón, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, vì bị sâu bệnh hại, làm giảm sản lượng và chất lượng của trái mận, khiến người nông dân không thể bán được sản phẩm với giá cao.

Không những vậy, sâu bệnh còn gây tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp và nền kinh tế nói chung. Nếu sâu bệnh trở thành dịch bệnh và lan rộng trong toàn khu vực, nó có thể gây ảnh hưởng đến các sản phẩm nông nghiệp khác và dẫn đến sự tổn thất nặng nề của ngành nông nghiệp trong khu vực đó.

Sâu bệnh gây tổn thất kinh tế

4. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây mận hiệu quả

Để phòng trừ sâu bệnh hại cây mận, người nông dân có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

  • Sử dụng các các giống mận ghép có khả năng chống chịu sâu bệnh, vỏ trái dày.
  • Trồng cây với mật độ hợp lý để tạo thông thoáng trong vườn.
  • Cắt tỉa cành lá vô hiệu sau mỗi vụ thu hoạch.
  • Dùng bao trái mận để giảm nguy cơ sâu tấn công đồng thời đảm bảo quả an toàn, chất lượng tốt.
  • Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra và phát hiện sâu kịp thời.
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ. Nếu có điều kiện thả kiến vống vàng, ong mắt đỏ cùng các loại thiên địch ăn sâu.
  • Sử dụng các sản phẩm thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nếu có hiện tượng sâu hại tấn công. Nhưng cần chú ý thời gian cách ly trước thu hoạch để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Các Bệnh Trên Cây Ổi | Dấu Hiệu Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả

5. Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây mận

Hiện nay, sử dụng máy phun thuốc trừ sâu không người lái đang được coi là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây mận tối ưu mà nhiều nơi áp dụng. 

Lý do là bởi thiết bị bay không người lái được tích hợp nhiều tính năng thông minh, hoàn toàn có thể hỗ trợ tốt cho người nông dân trong khâu phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Thuốc trừ sâu sau khi được đổ vào bình chứa, người vận hành chỉ cần ngồi một chỗ điều khiển máy bay cất cánh và phun thuốc cho cánh đồng theo đường bay đã được thiết lập sẵn. 

Như vậy, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm 30% thuốc và 90% nước mà còn mang lại công suất gấp 28 lần lao động thủ công. Đồng thời, có thể bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường.

Máy bay không người lái

6. Các dòng máy bay nông nghiệp phòng trừ sâu bệnh hại cây mận hiệu quả

Nếu bà con nông dân vẫn đang băn khoăn không biết lựa chọn thiết bị máy bay không người lái nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây mận hiệu quả thì có thể tham khảo 3 dòng máy bay phổ biến, đang được ưa chuộng nhất của SunDrone như dưới đây:

6.1. Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P

Máy bay nông nghiệp không người lái DJI Agras T20P xứng đáng là trợ thủ đắc lực hàng đầu của bà con nông dân khi có thể thực hiện các chức năng như phun thuốc bảo vệ thực vật, gieo sạ lúa, rải phân bón cho cây trồng. ngoài ra, thiết bị còn sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời khác như:

  • Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P tải trọng lớn lên đến 90kg trong khi bay. 
  • Chuyển đổi linh hoạt hoạt động hệ thống phun, rải cùng Mô - đun bổ trợ ngắt nguồn RTK. 
  • Hệ thống đèn LED chiếu sáng cho phép hoạt động cả về ban đêm và ban ngày. 
  • Tầm nhìn 2 mắt và Radar mảng pha với độ chính xác cao hơn so với nhiều dòng máy bay nông nghiệp khác. 
  • Tích hợp chức năng khảo sát trên không, vẽ bản đồ đường bay, hiển thị bằng màn hình LCD cảm ứng 7,02 inch, độ phân giải 1920 * 1200, độ sáng 1200cd / m2. 
  • Đơn giản hoá các bước vận hành khi tương tác với APP cùng công cụ thông minh AI để lập kế hoạch vận hành 3D.
  • Sử dụng tay và điều khiển từ xa, kết nối thông minh với Wifi và Bluetooth. 

Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P

6.2. Máy bay phun thuốc DJI Agras T25

Máy bay phun thuốc DJI Agras T25 là một trong những thiết bị nổi tiếng của dòng máy bay nông nghiệp nhỏ gọn, được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây mận. 

Ít ai biết rằng, sản phẩm này chính là phiên bản nâng cấp nhẹ của DJI Agras T20. Và thiết bị sở hữu vô vàn những ưu điểm tuyệt vời: 

  • Thiết kế có thể gấp gọn, thao tác linh hoạt
  • Hệ thống vòi phun hiện đại, phun sương ly tâm kép với lưu lượng phun lên đến 16 lít/ phút khi phun bằng 2 vòi.
  • Trang bị hệ thống rải hiện đại với bình rải có tải trọng là 25kg, dung tích lên đến 35 lít và cổng nạp nguyên liệu lớn
  • Khả năng vận hành an toàn và bền bỉ, trong điều kiện cường độ hoạt động cao và môi trường bay phức tạp.
  • Được trang bị hệ thống radar và cảm biến kép,giúp hỗ trợ tăng gấp đôi số kênh thu phát RF và tăng độ chính xác khi phát hiện vật cản.
  • Sử dụng pin thông minh DB800 với dung lượng cao hơn 15.5Ah và thời lượng pin dài hơn. Tuổi thọ pin lên đến 1500 chu kỳ sạc.

Máy bay phun thuốc DJI Agras T25

6.3. Máy bay phun thuốc DJI Agras T50 

Máy bay phun thuốc DJI Agras T50 chính là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho nhà nông, với nhiều chức năng nổi bật như:

  • Hiệu quả trừ sâu bệnh cao. Tránh lãng phí thuốc bảo vệ thực vật và nước, nhờ có công nghệ phun sương hiện đại, phun đồng đều, chính xác.
  • Tiết kiệm thời gian phun thuốc, dập dịch nhanh chóng nhờ hiệu suất phun lên tới hàng chục hecta mỗi giờ.
  • Tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải phóng sức lao động nhờ công suất cao gấp hàng trăm lần nhân công phun thuốc thủ công.
  • An toàn cho sức khỏe của con người, do không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng sức lao động trên đồng ruộng.
  • Triển khai được trên mọi địa hình: đồng bằng, đồi núi, thung lũng… Ứng dụng được trên mọi loại cây trồng ở độ cao khác nhau.
  • Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Và tăng năng suất, chất lượng nông sản khi thu hoạch.

Máy bay phun thuốc DJI Agras T50

SunDrone chính là đơn vị cung cấp và phân phối các dòng máy bay nông nghiệp chính hãng mà bà con nông dân có thể tin tưởng và an tâm đến mua sản phẩm. Chúng tôi cam kết 100% thiết bị chính hãng, hiện đại, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 

Chắc hẳn đến đây các bạn đã có thêm nhiều thông tin mới mẻ về những loại sâu bệnh hại cây mận phổ biến, thường gặp cũng như cách phòng trừ rồi chứ? Mong rằng, bài viết sẽ là tư liệu quý giá để bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ trong việc trồng trọt. Nếu có nhu cầu mua máy bay không người lái hoặc cần được giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với SunDrone nhé!

  • Hotline: 05 2233 7799
  • Website: https://sundrone.vn
  • Email: contact@sundrone.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Address: Đường số 5, KDC. Miền Nam, Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

TIN TỨC NỔI BẬT

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Nho

Bài viết này sẽ giới thiệu những phương pháp phun thuốc trừ sâu cho nho hàng đầu, để bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết khi lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Gang

Hiểu rõ và áp dụng đúng các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa gang sẽ không chỉ giảm thiểu tác động của sâu bệnh mà còn bảo vệ môi trường xung quanh.

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Tổng Hợp Các Phương Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu Cho Dưa Leo

Chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho dưa leo tiên tiến, từ truyền thống đến hiện đại, giúp bà con chọn được phương pháp phù hợp.