messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

Cách Phòng Trừ Các Loại Sâu Hại Lúa, Bệnh Trên Cây Lúa Hiệu Quả

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đầy đủ cho các bạn biết về các loại sâu bệnh hại lúa và một số biện pháp phòng trữ hữu hiệu. Cùng theo dõi nhé.

Nếu nhận biết được các loại sâu bệnh hại lúa, đồng thời phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ đảm bảo cho lúa phát triển tốt, hạn chế hư hại cũng như ít ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đầy đủ cho các bạn biết về các loại sâu và một số biện pháp phòng trữ hữu hiệu. 

 1. Các loại sâu bệnh hại lúa

Thông thường, trên cây lúa sẽ có một số loại sâu bệnh hại lúa như:

1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng

Đối tượng này thường phát triển trong điều kiện vụ xuân và phát sinh 2 đợt.

  • Đợt 1 phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái (từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4) trên các giống lúa như Bắc thơm, Hương thơm, D.ưu 527. Ở giai đoạn này, rầy phát sinh thành từng ổ.
  • Ngoài ra, chúng còn gây hại từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi. Vì thế, người nông dân cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy để phòng trừ kịp thời, mang lại hiệu quả cao.

các loại sâu bệnh hại lúa

Rầy nâu là một trong các loại sâu hại lúa nguy hiểm

1.2. Sâu cuốn lá nhỏ

Đây là một trong các loại sâu bệnh hại lúa thường phát sinh vào vụ xuân với 2 lứa. Lứa 1 phát sinh gây hại vào thời kỳ lúa đẻ nhánh. Lứa 2 phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trổ. Lứa này có mật độ cao, hại trên lá đòng gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa, nhất là trong thời tiết khí hậu nắng mưa xen kẽ.

1.3. Sâu đục thân bướm 2 chấm

Cùng với sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm cũng là các loại sâu bệnh hại chính trên cây lúa. Sâu sẽ phát sinh với mật độ cao và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa.

1.4. Bọ trĩ

Trong danh sách các loại sâu bệnh hại lúa, bọ trĩ cực kỳ phổ biến. Loài sâu bệnh này thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh. Lúa xuân muộn (tháng 3,4) bị hại nặng hơn cả. Đồng thời, so sánh thì lúa gieo thẳng sẽ bị hại nặng hơn lúa cấy. 

Đặc biệt, những năm khô hạn càng thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ và thiệt hại gây ra càng lớn.

các loại sâu bệnh hại lúa

Bọ trĩ gây thiệt hại nhiều cho cây lúa

Trong trường hợp vườn nhà bạn đang bị sâu bệnh tấn công hoặc muốn tìm các phương pháp phun thuốc trừ sâu nhanh chóng và tối ưu thì có thể tham khảo ngay các loại máy bay phun thuốc trừ sâu đến từ nhà SunDrone. Các loại Drone không người lái này rất đa năng có thể phun thuốc, bón phân, tưới tiêu,... giúp các bà con nông dân tối ưu tối đa nguồn lực trong việc trồng trọt

 2. Biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại lúa

Đối với mỗi loại sâu bệnh hại lúa, sẽ có những biện pháp phòng trừ khác nhau. Cụ thể:

2.1. Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng

Người nông dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm rầy nâu, rầy lưng trắng và tiến hành các biện pháp xử lý ngăn chặn rầy lây lan ở diện rộng. Đó là phun các loại thuốc trị rầy đặc hiệu trên các diện tích có mật độ rầy rộng từ 1000 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 1500 con/m2 (đối với giai đoạn lúa làm đòng - trổ trở đi).

Một số loại thuốc trị rầy có thể sử dụng như: Oshin 20 WPA, Cheese 50WG, Actara 25WG, Sutin 5EC (những loại thuốc này khi phun không cần rẽ lúa). Các loại thuốc khi phun cần phải rẽ lúa thành băng và phun đều vào phần thân, gốc lúa, đó là Bassa 50EC, Nibas 50EC…

2.2. Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ - một trong các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thì người nông dân cũng cần phải thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý khi sâu còn nhỏ tuổi. 

Với những diện tích có mật độ sâu non từ 30 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 20 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn lúa làm đòng - trổ) thì nên tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như Hugo 95SP, Ammate 150SC, Rigell 800WG, Rambo 800WG, Padan 95SP…. Lưu ý: phun theo liều lượng khuyến cáo.

các loại sâu bệnh hại lúa

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

2.3. Phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm

Người nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu trên đồng ruộng. Xác định chính xác thời điểm bướm ra rộ, nhất là vào giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng, trổ (đầu tháng 4 đến đầu tháng 5). 

Khi phát hiện mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, cần tổ chức phòng trừ bằng các loại thuốc như: Rigell 800WG, Padan 95SP, Hugo 95SP, Virtako 40WG… theo liều lượng khuyến cáo. Với diện tích lúa mật độ cao (từ 0,5 - 1 ổ trứng/m2), cần tiến hành phun kép 2 lần cách nhau khoảng 5 ngày cho hiệu quả cao.

2.4. Phòng trừ bọ trĩ

Một số biện pháp có thể phòng trừ bọ trĩ, đó là: Người nông dân nên gieo cấy lúa với mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô. Luôn vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi (ký chủ chính của bọ trĩ). Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và phun thuốc kịp thời để diệt trừ một trong các loại sâu bệnh hại lúa này.

Một số loại thuốc có thể dùng là Hopsan 75EC, Actara 25WP, Regent 800WG, Selecron 500EC… với liều lượng phù hợp theo khuyến cáo. 

Xem thêm: 3 Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lúa Loại Nhỏ Hiệu Quả Nhất

3. Làm sao để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ cây lúa?

Để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ cây lúa, bằng cách phun thuốc trừ sâu nhanh chóng mà vẫn giúp tiết kiệm chi phí, kịp thời ngăn chặn các loại sâu bệnh hại lúa lây lan ở diện tích rộng, người nông dân nên sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

Máy bay phun thuốc trừ sâu của thương hiệu DJI Agras đa số đều được tích hợp đa chức năng: phun thuốc, rải phân và gieo sạ. Nhờ vậy, đây được đánh giá là công cụ đắc lực, hỗ trợ người nông dân ở nhiều giai đoạn. Từ đó, sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí như không phải thuê nhân công, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đỡ tốn gần 90% lượng nước phun ra…

một số loại sâu bệnh hại lúa

Sử dụng máy bay phun thuốc DJI Agras T30

Trong thời gian hoạt động, lưu lượng xả năng suất lớn, nhanh gấp 10 lần so với cách phun truyền thống. Đồng thời, không xảy ra hiện tượng giẫm lúa, phun không đều… Đảm bảo hiệu quả trừ sâu bệnh tốt hơn, nhanh chóng và ít ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như môi trường.

Có thể nói, máy bay phun thuốc DJI Agras chính là người bạn đồng hành vô cùng tuyệt vời của bà con nông dân, mang đến mùa màng bội thu và gặt hái được nhiều thành công. Trên thị trường hiện nay, đã và đang xuất hiện nhiều dòng máy xịt thuốc nổi tiếng để khách hàng tha hồ lựa chọn như DJI Agras T20P, DJI Agras T30, DJI Agras T40.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng hợp về các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp. Mong rằng, từ đó người nông dân sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để canh tác tốt, có mùa màng bội thu. Nếu muốn mua máy phun thuốc trừ sâu DJI Agras thì hãy liên hệ với SunDrone để được hỗ trợ sớm nhất!

  • Hotline: 05 2233 7799
  • Website: https://sundrone.vn
  • Email: contact@sundrone.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Address: Đường số 5, KDC. Miền Nam, Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

TIN TỨC NỔI BẬT

[So Sánh] DJI Mavic 3 Enterprise, M30 Series Và M300 RTK - Điểm Khác Nhau Là Gì

[So Sánh] DJI Mavic 3 Enterprise, M30 Series Và M300 RTK - Điểm Khác Nhau Là Gì

So sánh DJI Mavic 3 Enterprise, M30 Series và M300 RTK xem có điểm gì khác biệt. Hãy cùng SunDrone khám phá trong bài viết sau đây!

[So sánh] Dji Mavic 3 Enterprise với Dji Phantom 4 RTK: Điểm Khác Biệt Là Gì

[So sánh] Dji Mavic 3 Enterprise với Dji Phantom 4 RTK: Điểm Khác Biệt Là Gì

Cùng SunDrone so sánh DJI Mavic 3 Enterprise và Dji Phantom 4 RTK xem điểm khác biệt là gì. Hãy khám phá ngay sau đây nhé!

[So Sánh] DJI Matrice 350 RTK Và DJI Matrice 300 RTK: Có Điểm Gì Khác Biệt

[So Sánh] DJI Matrice 350 RTK Và DJI Matrice 300 RTK: Có Điểm Gì Khác Biệt

Cùng SunDrone so sánh thêm DJI Matrice 350 RTK và DJI Matrice 300 RTK xe có điểm gì khác biệt. Hãy cùng khám phá ngay nhé!