messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Mía | Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ

Nếu không chủ động phòng trừ thì chủ vườn có thể đối mặt với các loại sâu bệnh hại cây mía khác nhau. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Mặc dù được đánh giá là dễ trồng nhưng điều này không có nghĩa là cây mía không mắc bệnh. Ngược lại, nếu không chủ động phòng trừ thì chủ vườn có thể đối mặt với các loại sâu bệnh hại cây mía khác nhau., ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng khi thu hoạch. 

1. Các loại sâu bệnh hại cây mía thường gặp

Trước khi tìm kiếm biện pháp phòng trừ, chúng ta cùng điểm qua các loại sâu bệnh hại cây mía thường gặp nhất. 

1.1. Bọ trĩ hại mía

Thường xảy ra khi tiết trời khô hạn, lá mía ở phần ngọn tỏa ra chậm, tạo điều kiện cho bọ trĩ tấn công, ẩn nấp và hút chất dịch ở phần lá ngọn này. Khiến lá bị khô, không xòe ra được.

1.2. Sâu đục thân hại mía

Có 2 loại sâu là sâu chấm đen và sâu mình hồng. Chúng thường đục thân cây mía ở thời điểm mía lên được 1 - 2 lóng. Lúc này, mía sẽ bị gãy ngọn, gãy ngang hoặc kém phát triển.

1.3. Rệp sáp hại mía

Đây là một trong các loại sâu bệnh hại cây mía điển hình, thường xuất hiện vào khoảng tháng 6, tháng 7. Chúng bám vào những đốt mía phía trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn là tiết ra dịch ngọt để thu hút kiến cộng sinh với rệp, khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

các loại sâu bệnh hại cây mía

Rệp sáp hại mía bằng cách bám vào trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng và tiết ra dịch ngọt để thu hút kiến

1.4. Bọ hung đen hại gốc mía

Bọ hung cùng với sâu non được cho là “hung thần” của gốc mía hoặc những phần thân nằm sát mặt đất. Chúng sẽ tấn công và hút chất dinh dưỡng ở phần gốc. Và khi gốc mía bị hư thì cây mía sẽ khó có thể phát triển được. 

1.5. Bệnh đốm vòng, bệnh than hại mía

Đây là những bệnh rất hay gặp trên cây mía. Bệnh đốm vòng thường xảy ra ở những lá già và không theo một nguyên tắc nào. Còn bệnh than thì khiến cây mía đẻ nhánh nhiều, trông như bụi sả. Nếu mắc bệnh này thì vườn mía sẽ bị giảm năng suất đáng kể. 

2. Cách nhận diện sâu bệnh hại cây mía

Khi mắc một trong các loại sâu bệnh nói trên thì cây mía sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau.

  • Lá mía bị hư hại, có màu vàng hoặc đỏ, không xòe ra được mà khô dần rồi chết.
  • Cây mía còi cọc, cằn cỗi, kém phát triển, bị gãy ngọn hoặc gãy ngang thân cây. 
  • Cây mía bị biến dạng với phần ngọn dài hàng mét, uốn cong xuống. Hoặc không mọc thẳng đứng mà lại đẻ rất nhiều nhánh. 
  • Cây mía mất khả năng tạo lóng. Hoặc có tạo lóng nhưng lóng rất ngắn, còn đốt thì kéo dài ra. 

các loại sâu bệnh hại cây mía

Mía bị sâu bọ gây hại, đục hư hết phần thân bên trong, gây thiệt hại nặng nề về chất lượng và năng suất 

Xem thêm: #Triệu Chứng Sâu Bệnh Hại Cây Ăn Quả Và Cách Phòng Trừ

3. Những tác hại do sâu bệnh hại cây mía gây ra

Khi bị sâu bệnh, cây mía khó hoặc không thể phát triển, thậm chí là mất khả năng tạo lóng và đẻ nhánh. Song song đó, với những cây mía đã lớn và thu hoạch thì khi chẻ ra sẽ thấy có những sọc đỏ bên trong. Cùng với đó là mùi vị hơi chua, không được ngọt thanh khiết.

Tất cả điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía thu hoạch. Đương nhiên, chất lượng không cao thì giá thành sẽ rẻ. Năng suất không cao thì lợi nhuận cũng ít. Điều này gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân. 

4. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây mía tốt nhất

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bà con nông dân nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây mía dưới đây để giảm thiểu thiệt hại.

  • Chọn đất trồng kỹ lưỡng, đảm bảo độ dốc dưới 100 độ, đất được làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật. Nếu có ổ trứng thì phải nhanh chóng đi tiêu hủy.
  • Chọn giống mía phù hợp với đất canh tác. Cùng với đó là cách nhân giống hợp lý, đảm bảo cây con có sức đề kháng tốt nhất. 
  • Chọn thời điểm canh tác theo vùng miền bởi mỗi vùng miền có điều kiện thời tiết khác nhau. 
  • Bón phân đầy đủ, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.
  • Với ruộng mía lưu lại cho vụ sau thì phải dọn dẹp, vệ sinh, xử lý triệt để mầm bệnh.
  • Chủ động phun thuốc phòng trừ bệnh hoặc phun ngay khi phát hiện cây mía bị bệnh. 
  • Với những cây mía bệnh nặng, nên chặt bỏ và thu gom ra khỏi vườn ruộng, sau đó tiêu hủy để tránh sự lây lan ra các cây khác. 

các loại sâu bệnh hại cây mía

Bà con nông dân nên chủ động thăm vườn mía thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường trên cây mía 

5. Phương án nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây mía

Để việc phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây mía được thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả, bà con có thể lựa chọn giải pháp đầu tư máy bay nông nghiệp. Với thiết bị này, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Không dừng lại đó, máy bay phun thuốc không người lái còn có hiệu suất làm việc tối ưu. Cụ thể, thiết bị có thể phun được 1 hecta vườn trồng chỉ trong khoảng 10 phút. Trong khi đó, nếu phun thủ công thì phải mất từ 3 - 4 giờ. 

Ngoài ra, với khả năng vận hành tối ưu và chính xác, máy bay nông nghiệp giúp phun thuốc đồng đều và chính xác mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu nhất. Thay vì phun xuống đất, máy bay có thể phun đến từng “ngóc ngách” cây trồng như ngọn, lá, thân, gốc,…

Chính vì vậy, sử dụng máy bay phun thuốc không người lái là phương án nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Đồng thời, cũng là giải pháp đầu tư mang tính tiết kiệm cho nhà nông.

các loại sâu bệnh hại cây mía

Để nâng cao hiệu quả phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây mía, bà con nên đầu tư máy bay phun thuốc tự động không người lái 

Để được tư vấn và chọn mua máy bay nông nghiệp phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng tài chính, đừng ngần ngại liên hệ đến SunDrone ngay từ bây giờ nhé! Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất cho bà con nông dân.

  • Hotline: 05 2233 7799
  • Website: https://sundrone.vn
  • Email: contact@sundrone.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Address: Đường số 5, KDC. Miền Nam, Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

TIN TỨC NỔI BẬT

Bí Quyết Tưới Nước Cho Cây Đu Đủ Sai Trĩu Quả

Bí Quyết Tưới Nước Cho Cây Đu Đủ Sai Trĩu Quả

Muốn có vườn đu đủ sai quả? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp tưới nước cho cây đu đủ để cây hấp thu đủ nước, ra hoa đều và đậu trái sai quả.

Hướng Dẫn Tưới Nước Cho Cây Lê Đúng Kỹ Thuật, Cho Năng Suất Cao

Hướng Dẫn Tưới Nước Cho Cây Lê Đúng Kỹ Thuật, Cho Năng Suất Cao

Phương pháp tưới nước cho cây lê thường được thực hiện bằng cách tưới gốc hoặc tưới phun. Hãy cùng Sundrone tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Kỹ Thuật Tưới Nước Cho Cây Cóc Đạt Năng Suất Cao

Kỹ Thuật Tưới Nước Cho Cây Cóc Đạt Năng Suất Cao

Sundrone bật mĩ những phương pháp tưới nước cho cây cóc đạt năng suất cao, phát triển cây trồng. Hãy khám phá trong bài viết sau đây!