messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0522337799

Bệnh Nấm Hồng Trên Cây Cà Phê | Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trừ

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê là loại bệnh phổ biến của giống cây này. Vậy bệnh này có những biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê là loại bệnh phổ biến của giống cây này. Vậy bệnh này có những biểu hiện như thế nào? Gây thiệt hại gì cho người trồng cà phê. Cùng bài viết tìm hiểu, đồng thời đến với biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng cà phê hiệu quả nhất nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê xuất hiện chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:

  • Nấm Corticium salmonicolor là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nấm hồng cà phê. Nhiệt độ phù hợp nhất cho nấm Corticium salmonicolor phát triển và nở rộ đó chính là từ 28 – 30 độ C và độ ẩm không khí ở mức trên 85%.
  • Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa mưa, loại nấm này càng có cơ hội sinh sôi nảy nở. Từ đó, có thể lây lan bệnh cho cây cà phê theo con đường nước mưa, gió hay côn trùng.
  • Thời điểm cây cà phê dễ mắc nấm hồng nhất đó là vào khoảng tháng 6, 7, 8, 9, 10 trong năm, đỉnh điểm là vào khoảng tháng 9, sau đó sẽ giảm dần khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa.

2. Biểu hiện của bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Các biểu hiện cụ thể của bệnh nấm hồng trên cây cà phê có thể kể đến là:

  • Biểu hiện đầu tiên là trong thời gian nấm Corticium salmonicolor phát triển, bệnh sẽ làm cho chùm quả và cành lá cà phê trở nên khô héo, bề mặt bên ngoài phủ một lớp bào tử của nấm Corticium salmonicolor màu phấn hồng bám chặt trên lá và quả.
  • Bệnh thường gây hại cho những chùm quả cà phê và cành non, yếu ớt, sức đề kháng kém. Nếu không được kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng, nấm Corticium salmonicolor rất dễ lây lan và gây bệnh cho cả những cành to khỏe hơn.
  • Những vết bụi hồng (bào tử của nấm Corticium salmonicolor) ban đầu chỉ là những đốm nhỏ, khó phát hiện trên lá cây cà phê. Sau sẽ lan rộng và trở nên lớn hơn, bao phủ toàn bộ lá.
  • Bệnh nấm hồng trên cây cà phê cũng thường phát triển ở những vị trí hay bị đọng nước của cây hơn như kẽ quả, chùm quả, kẽ lá, phần dưới cành…

bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh bệnh nấm hồng trên cây cà phê khiến cây héo rũ

3. Thiệt hại do bệnh nấm hồng trên cây cà phê gây ra

Điều được bà con nông dân quan tâm nhất đó chính là những thiệt hại mà bệnh nấm hồng trên cây cà phê gây ra. Vậy những thiệt hại đó là gì?

Các bào từ nấm hồng sau khi bám chặt lên lá cây, thân cây và chùm quả cà phê sẽ phát triển hệ thống vòi hút, hay còn gọi là chân dễ của nấm Corticium salmonicolor ăn sâu vào các bộ phận của cây, lấy hết các chất dinh dưỡng nuôi sống cây cà phê. Đồng thời, có thể làm hệ thống dẫn truyền chất dinh dưỡng của cây bị phá huỷ, cây không thể tiếp nhận được nước và phân bón, từ đó sẽ dần khô héo, vàng úa và chết.

Giai đoạn nấm phát triển (vào khoảng tháng 6, 7, 8, 9) lại là giai đoạn cây cà phê đang nuôi trái. Vì vậy, nếu bệnh lan rộng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến trái cà phê. Từ đó làm mất hoặc giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch của bà con nông dân.

Theo quan sát, bệnh nấm hồng trên cây cà phê được đánh giá là lây lan nhanh, không chỉ từ lá, chùm quả sang thân, cành cây mà còn có thể lây lan từ cây này sang cây khác. Nếu gặp điều kiện thuật lợi về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường nước, gió, không khí… rất dễ phát sinh thành dịch.

bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng

4. Biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Các biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê có thể kể đến đó là:

Biện pháp canh tác

  • Để có thể phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê bằng biện pháp canh tác, ta cần thực hiện những điều sau:
  • Trồng cây , cụ thể là cây cà phê với mật độ phù hợp, vừa phải, cụ thể:
  • Với giống cà phê giao tán mạnh: T4, TR9, TRS1): Trồng với khoảng cách 3 - 3,5m/ cây.
  • Với giống cà phê giao tán vừa (cà phê xanh lùn, cà phê dây): Trồng với khoảng cách 2,8m/ cây.
  • Nếu sử dụng các loại cây che bóng thì nên tỉa cành ít nhất 2 lần/ năm để tránh nước mưa rơi xuống tán cây cà phê.
  • Sau vụ thu hoạch và trước khi bón phân cho cà phê, có thể tiến hành cắt cành để giữ được sự thông thoáng cho cây.
  • Bón phân cho cà phê nên có được sự cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ. Nếu là phân hữu cơ nên có chủng Trichoderma, đối kháng với các bào tử nấm hồng.
  • Thực hiện các biện pháp thay thế hoặc ghép cải tạo các giống cà phê có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, từ đó vừa cải thiện năng suất, vừa có thể giảm sâu bệnh.
  • Thường xuyên thăm nom vườn, quan sát cây ở mọi chi tiết để nhanh chóng phát hiện ra bệnh nếu có. Nếu phát hiện ra, cần nhanh chóng tìm cách khắc phục hiệu quả, tránh để bệnh lây lan rộng.

Biện pháp hoá học

Tương tự như một số loại bệnh khác, bệnh nấm hồng trên cây cà phê cũng có thể điều trị và tiêu diệt bằng các biện pháp hoá học có chứa các hoạt chất Hexaconazole, Validamycin, Albendazole… hoặc các thuốc chứa ion đồng, ion bạc… kể cả khi bệnh đã bùng phát thành dịch.

Chính vì vậy, càng cần sự chủ động trong việc quan sát cây trồng và nhanh chóng phát hiện ra bệnh. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện biện pháp phun phòng bệnh, năm ít nhất 2 lần vào trước thời điểm bệnh thường bùng phát. Khi bệnh xuất hiện thì phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày để tiêu diệt dứt điểm mầm bệnh.

Một số biện pháp khác

  • Ngoài ra, cũng có thể phòng bệnh nấm hồng trên cây cà phê bằng một số biện pháp khác như sau:
  • Sử dụng thêm cho cây cà phê một số loại phân bón có tác dụng tiêu trừ bệnh. Đây được xem là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
  • Khi phát hiện cành cây bị bệnh nấm hồng cà phê nặng, có thể lập tức cắt bỏ cành, tiêu huỷ nhanh chóng để hạn chế nguồn bệnh lây lan.
  • Bố trí hệ thống thoát nước hợp lý để giảm độ ẩm vào mùa mưa.

bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Một số biện pháp phòng bệnh nấm hồng cà phê

Xem thêm: Bệnh Thán Thư Trên Cây Cà Phê | Dấu Hiệu Và Cách Phòng Trừ

5. Làm sao để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Trong các biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê kể trên, có thể nói biện pháp sử dụng các loại thuốc hóa học trực tiếp tiêu diệt bào tử nấm hồng và các loại phân bón đối kháng với bào tử nấm hồng được xem là các biện pháp hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, làm sao để nâng cao tối đa hiệu quả phòng trừ bệnh nấm hồng cà phê bằng 2 phương pháp này. Đây là thắc mắc của không ít bà con nông dân. Vậy hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời qua các thông tin và kiến thức được cung cấp sau đây nhé:

Hiện nay, máy bay nông nghiệp đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhất cho việc phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học và rải phân bón cho cây trồng, trong đó có cây cà phê. Và cũng chính máy bay nông nghiệp được xem là “vị cứu tinh” cho bệnh nấm hồng trên cây cà phê,  là giải pháp giúp bà con nông dân nâng cao tối đa hiệu quả phòng trừ bệnh.

Máy bay nông nghiệp, hay còn gọi là Drone nông nghiệp, UAV nông nghiệp… là một dạng thiết bị sử dụng trí tuệ AI, không cần người lái nhưng vẫn có thể thực hiện các thao các thao tác canh tác như: Phun thuốc sâu, rải phân bón, tưới nước, gieo hạt… trên đồng ruộng, đặc biệt là những đồng ruộng – vườn cây có diện tích lớn.

Để máy bay nông nghiệp hoạt động theo đúng những kế hoạch mà đã đề ra. Người dùng có thể điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa hoặc thiết lập lập trình, toạ độ sẵn để thiết bị hoạt động dựa trên GPS được tích hợp trên máy bay nông nghiệp.

Sử dụng máy bay nông nghiệp để phun thuốc sâu và rải phân bón mang lại những lợi ích vượt trội sau cho bà con nông dân:

  • Tăng tối đa hiệu quả canh tác cho đồng ruộng: Máy bay nông nghiệp khiến việc phun thuốc trừ sâu bệnh và rải phân bón, hay tưới nước, gieo hạt sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Với bệnh nấm hồng trên cây cà phê, máy bay nông nghiệp giúp thuốc trừ nấm tản đều trên lá cây và chùm quả, không thấm xuống đất , chủ động trong việc phun thuốc, kể cả vào ban đêm… Từ đó, giúp dập dịch nhanh chóng và kịp thời.
  • Tiết kiệm chi phí nhân công và chi phí nguyên liệu: Máy bay nông nghiệp có khả năng thay thế gần hoàn toàn con người trong việc phun thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu tối đa chi phí nhân công. Bên cạnh đó, bằng công nghệ phun áp lực, kết hợp với luồng gió đối lưu từ cánh quạt, lượng thuốc sâu sẽ được tản đều, đủ, không gây lãng phí, thừa thãi hay chỗ nhiều  - chỗ ít như phun theo cách thủ công, từ đó giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu.
  • Giảm tiếp xúc của con người với hoá chất: So với các phương pháp canh phun thuốc truyền thống, các loại máy bay nông nghiệp còn có tác dụng giúp giảm tiếp xúc của con người với những loại hoá chất có hại, bảo vệ sức khoẻ bà con nông dân.
  • Dễ dàng sử dụng, tính tự động cao: Hiện nay, các loại máy bay nông nghiệp đều được thiết kế nhỏ gọn, có tính tự động cao, được lập trình sẵn, dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn phù hợp để làm việc ở nhiều loại địa hình khác nhau, áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau.

6. Các loại máy bay phun thuốc tốt nhất để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê.

Bạn có thể tham khảo một số loại máy bay phun thuốc trừ sâu tốt nhất để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê ngay sau đây:

6.1 Máy bay phun thuốc DJI Agras T40

Máy bay phun thuốc DJI Agras T40 với tính năng vượt trội là công nghệ phun ly tâm giúp thuốc sâu được rải đều ở mọi vị trí của vườn cây và đồng ruộng. Ngoài ra, sản phẩm còn được tích hợp công nghệ cảm biến giúp xác định chính xác liều lượng thuốc và theo dõi lượng thuốc còn lại trong bình, giúp việc phun thuốc sâu để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê được hiệu quả hơn.

bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Máy bay phun thuốc DJI Agras T40

6.2 Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P

Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P phù hợp với những đồng ruộng và vườn cây có tiện tích tầm trung – không quá lớn – kiểu đồng ruộng phổ biến ở Việt Nam. Máy tích hợp công nghệ phun 3 trong 1: Phun thuốc – bón phân – gieo mạ… giúp quá trình canh tác trên đồng ruộng của bà con nông dân được thuận lợi hơn.

bệnh thán thư trên cây cà phê

Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P

6.3 Máy bay phun thuốc DJI Agras T30  

Ưu điểm lớn nhất của máy bay phun thuốc DJI Agras T30 phải kể đến đó là công nghệ phun phân nhánh đến các mục tiêu đã được định sẵn, cũng có thể phun đồng đều qua các loại cây có tán dày. Máy có dung tích bình phun lên tới 30 lít với hiệu suất hoạt động 16ha/ giờ, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.

nấm hồng cà phê

Máy bay phun thuốc DJI Agras T30

Các loại máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu kể trên đều được bán tại SunDrone – Đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các dòng máy bay nông nghiệp uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Đến với SunDrone – bạn không chỉ có cơ hội sở hữu những sản phẩm chất lượng mà còn được hưởng mức giá bán cạnh tranh – phù hợp với nhiều ưu đãi lớn dành cho khách hàng.

Quý khách vui lòng liên hệ với Hotline 05 2233 7799 của SunDrone để được đội ngũ nhân viên tư vấn và báo giá về các dòng máy bay nông nghiệp hiện nay.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nấm hồng trên cây cà phê cùng phương pháp phòng trừ bệnh hiệu quả nhất bằng các loại máy bay nông nghiệp. Vậy hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để phục vụ công việc của mình. Chúc bạn thành công!

Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu cần được tư vấn về các dòng máy bay DJI nói trên, đừng quên liên hệ đến SunDrone ngay từ bây giờ. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng để mang đến sản phẩm và giải pháp phù hợp nhất cho bà con nông dân.

Thông tin liên hệ:

  • Công ty SunDrone Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 3, số 57 dãy LouisII – LK3, Khu đô thị Louis City, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline 24/7: 0522337799
  • Website: https://sundrone.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/sundrone.vn/
  • Zalo: https://zalo.me/3113602302853284103
  • Email: contact@sundrone.vn

TIN TỨC NỔI BẬT

Bí Quyết Tưới Nước Cho Cây Đu Đủ Sai Trĩu Quả

Bí Quyết Tưới Nước Cho Cây Đu Đủ Sai Trĩu Quả

Muốn có vườn đu đủ sai quả? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp tưới nước cho cây đu đủ để cây hấp thu đủ nước, ra hoa đều và đậu trái sai quả.

Hướng Dẫn Tưới Nước Cho Cây Lê Đúng Kỹ Thuật, Cho Năng Suất Cao

Hướng Dẫn Tưới Nước Cho Cây Lê Đúng Kỹ Thuật, Cho Năng Suất Cao

Phương pháp tưới nước cho cây lê thường được thực hiện bằng cách tưới gốc hoặc tưới phun. Hãy cùng Sundrone tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Kỹ Thuật Tưới Nước Cho Cây Cóc Đạt Năng Suất Cao

Kỹ Thuật Tưới Nước Cho Cây Cóc Đạt Năng Suất Cao

Sundrone bật mĩ những phương pháp tưới nước cho cây cóc đạt năng suất cao, phát triển cây trồng. Hãy khám phá trong bài viết sau đây!